Sáp nha khoa là gì? Cách sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn tại nhà

Các đồng niềng đã biết cách sử dụng sáp nha khoa chuẩn chỉnh chưa? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để sử dụng loại sáp chỉnh nha này hiệu quả nhất có thể nhé!

Sáp nha khoa là người bạn đồng hành không thể thiếu của những người niềng răng. Nhờ sáp nha khoa mà các đồng niềng không bị mắc cài làm cho trầy xước vùng bên trong miệng. Từ đó, tránh được các tình trạng chảy máu và đau rát ở những vùng bị tổn thương.

Vậy cách sử dụng sáp nha khoa đúng chuẩn là như thế nào? Cùng XepHang khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Sáp nha khoa là gì?

Sáp nha khoa (hay còn gọi là sáp chỉnh nha) là vật dụng chuyên dụng dành cho các đối tượng niềng răng. Công dụng chính của sáp nha khoa chính là bảo vệ các vùng da trong miệng bị mắc cài nhọn cọ trúng. Điều này giúp hạn chế tình trạng làm trầy xước và chảy máu vùng bên trong miệng. Sáp nha khoa thường có dạng mềm, mịn, thường được làm từ sáp ong, bơ, cacao, parafin, carnauba,…

Sáp nha khoaSáp nha khoa

Sáp nha khoa thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng và sẽ trở nên mềm mại khi nhiệt độ nóng. Bạn chỉ cần sử dụng nhiệt độ giữa hai lòng bàn tay để làm mềm sáp rồi sử dụng. Trước đây, sáp nha khoa thường không có mùi vị nhưng để đáp ứng sự đa dạng trong lựa chọn, hiện nay đã có nhiều loại sáp nha khoa có nhiều hương vị như: Bạc hà, cam, dâu, vani,…

Sáp nha khoa dùng để làm gì?

Như đã đề cập ở trên, sáp nha khoa giữ vai trò như “lớp áo giáp” bảo vệ khoang miệng khỏi các khí cụ khi niềng răng. Với độ mềm mại, bao phủ và bám dính tốt, sáp nha khoa đã hoàn thành rất tốt khả năng bảo vệ của mình.

Xem thêm:  8 lợi ích của việc massage cho mẹ sau sinh và những lưu ý cần biết

Bên cạnh đó, trong trường hợp dây cung bị bung ra khỏi mắc cài, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định dây cung tạm thời trong thời gian đến gặp nha sĩ. Đặc biệt, trong quá trình chạy răng, dây cung có khả năng sẽ bị trồi ra và đậm vào khoang miệng. Lúc này, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để bọc đầu trồi ra, giúp hạn chế tình trạng chảy máu, trầy xước gây đau rát.

Bạn cần đặc biệt lưu ý là sáp nha khoa chỉ để bảo vệ phần tổn thương tạm thời. Khi khoang miệng có dấu hiệu bị đâm chọt, bạn hãy đến nha sĩ để được điều chỉnh đúng quy trình.

Sáp nha khoa bảo vệ khoang miệng khỏi các khí cụ khi niềng răngSáp nha khoa bảo vệ khoang miệng khỏi các khí cụ khi niềng răng

Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoa

Cách sử dụng sáp nha khoa rất đơn giản, bạn chỉ cần tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1 Chuẩn bị sáp nha khoa

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một loại sáp nha khoa có chất lượng tốt. Bạn có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc tự tìm hiểu về các loại sáp uy tín trên thị trường. Để đảm bảo, bạn hãy mua ở nha khoa, bệnh viện hoặc các quầy thuốc lớn để yên tâm khi sử dụng.

Bước 2 Vệ sinh răng miệng

Trước khi sử dụng sáp nha khoa, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận tránh việc thức ăn còn dính trên răng và mắc cài. Hơn nữa, nếu răng miệng chưa được vệ sinh sạch mà bôi sáp nha khoa lên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Xem thêm:  Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe răng miệng như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng sáp nha khoaHướng dẫn sử dụng sáp nha khoa

Bước 3 Xác định vị trí bôi sáp

Sau khi đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và rửa tay sạch sẽ, bạn tiến hành xác định chính xác vị trí cần bôi sáp nha khoa. Tiếp đó, lấy một lượng sáp vừa đủ và nắn cho sáp mềm ra. Các vị trí thường phải bôi sáp chính là những chỗ thường xuyên bị ma sát như: Minivis, dây cung,…

Bước 4 Gắn sáp

Bôi phần sáp đã lấy ra trước đó lên vị trí đã xác định từ trước. Nếu sau khi gắn sáp mà vị trí đó vẫn cảm thấy đau thì hãy lấy thêm một ít rồi bôi bao phủ bên ngoài cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa.

Một số lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa

Khi sử dụng sáp nha khoa, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Nên thay sáp ít nhất 2 lần trong một ngày. Bạn có thể thay sáp mới bất cứ lúc nào khi phần sáp đã bôi đã bung ra
  • Không nên để sáp quá 2 ngày
  • Không nên bôi sáp nha khoa khi ăn uống. Thức ăn sẽ bám vào sáp nha khoa gây tích tụ vi khuẩn và gây mùi hôi
  • Nên sử dụng ống hút thay vì uống trực tiếp. Bởi vì sáp nha khoa gặp nước sẽ bị lỏng ra và rất dễ bị bung.
  • Có thể sử dụng sáp nha khoa vào ban đêm để hạn chế tình trạng mắc cài cấn vào má
  • Cẩn trọng khi chọn sáp cho trẻ em. Vì sáp có thể trượt vào đường hô hấp của trẻ
  • Không cần sử dụng sáp nha khoa trong suốt quá trình niềng răng.

Một số lưu ý khi sử dụng sáp nha khoaMột số lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa

Một số câu hỏi liên quan

Sáp nha khoa nuốt được không?

Sáp nha khoa được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên cho nên sẽ không gây nguy hiểm khi nuốt phải. Chính vì vậy, bạn không cần quá lo lắng khi lỡ nuốt phải sáp nha khoa.

Xem thêm:  6 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Nam, Đông y

Sáp nha khoa có bán ở hiệu thuốc không?

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng cao nên sáp nha khoa được bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, hầu hết ở những hiệu thuốc lớn mới có bán các loại sáp nha khoa này. Để đảm bảo chất lượng và uy tín thì bạn nên chọn mua ở bệnh viện hay nha khoa sẽ tốt hơn rất nhiều.

Một số câu hỏi liên quanMột số câu hỏi liên quan

Có biện pháp nào thay thế sáp nha khoa không?

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng silicon để thay thế sáp nha khoa. Silicon với đặc tính bám dính tốt và không thấm nước, mang lại các hiệu quả tương tự như sáp nha khoa. Tuy nhiên, silicon thường có giá thành cao và khó mua hơn sáp nha khoa chuyên dụng.

Cách bảo quản sáp nha khoa

Sáp nha khoa phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, không được để sáp ở trong môi trường nhiệt độ quá cao sẽ làm sáp mềm ra. Nếu sáp có dấu hiệu mềm ra, bạn có thể bỏ vào trong tủ lạnh để làm cứng lại trước khi sử dụng.

Trên đây là thông tin về sáp nha khoa và quy trình sử dụng đúng cách mà các đồng niềng nên biết. Bạn hãy lưu lại và dùng sáp nha khoa đúng chuẩn để bảo vệ răng miệng thật tốt cũng như đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra thuận lợi nhé.

Nguồn: Nha khoa Đại Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *