Phân biệt các xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể Covid-19

Kháng nguyên và kháng thể Covid-19 là hai khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn. Tìm hiểu cách phân biệt các xét nghiệm Covid-19 để có câu trả lời nhé!

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể Covid-19 đều là 2 phương thức giúp bạn biết được mình có đang dương tính với virus SARS-CoV-2 hay không. Hôm nay, XepHang sẽ giúp bạn phân biệt 2 loại xét nghiệm này nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn nhé!

Phân biệt kháng nguyên và kháng thể Covid-19

Để có thể phân biệt được kháng nguyên và kháng thể Covid-19 cách rõ ràng, bạn cần tìm hiểu cụ thể hơn các mặt sau đây:

Khái niệm

Phân biệt khái niệm giữa kháng nguyên và kháng thểPhân biệt khái niệm giữa kháng nguyên và kháng thể

Kháng thể, hay còn được gọi là antibody, là những chất do cơ thể tự sản sinh ra khi phát hiện sự xâm nhập các vật thể lạ nhằm tiêu diệt và bảo vệ cơ thể. Đây là khả năng tự nhiên và có ở tất cả mọi người, tuy nhiên hệ miễn dịch của chúng ta càng mạnh thì khả năng hình thành kháng thể sẽ càng cao.

Trong khi đó, kháng nguyên (antigen) là các chất được hệ miễn dịch nhận biết khi có sự xâm nhập vật thể lạ và sản sinh kháng thể phù hợp. Cụ thể, nếu vật thể lạ an toàn, kháng nguyên sẽ được dung nạp và kháng thể không hình thành, thể hiện sự âm tính.

Ngược lại, nếu vật thể đó gây hại, cơ thể sẽ sản sinh globulin miễn dịch để chống lại kháng nguyên, từ đó kháng thể được tạo ra nhằm bảo vệ cơ thể, thể hiện sự dương tính.

Xem thêm:  Bà bầu chảy sữa non trong thai kỳ có nguy hiểm không? Cần làm gì?

Cấu trúc

Kháng thể (trái) và kháng ng uyên (phải) có cấu trúc khác nhauKháng thể (trái) và kháng ng uyên (phải) có cấu trúc khác nhau

Kháng thể thực chất mang cấu trúc như protein thông thường và chủ yếu gồm các loại là A, D, E, G, M. Kháng thể có liên kết đặc biệt với paratope – một chuỗi axit amin và giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại nhờ vào việc cố định hay phân tán kháng nguyên.

Ngược lại, kháng nguyên lại mang cấu trúc như các lipid, axit nucleic hoặc carbohydrate và chủ yếu gồm những loại là auto antigens, nội sinh và exogenous. Kháng nguyên có thể tương tác với kháng thể, nhận biết sự xâm nhập những vật thể lạ gây hại, từ đó trở thành nguồn gốc của các bệnh tật và phản ứng dị ứng.

Cơ chế miễn dịch

Phân biệt cơ chế miễn dịch nhờ vào kháng nguyên và kháng thểPhân biệt cơ chế miễn dịch nhờ vào kháng nguyên và kháng thể

Cơ chế miễn dịch có khả năng chống lại sự xâm nhập của những tác nhân lạ bên ngoài, cụ thể ở đây là đối với virus SARS-CoV-2. Khi virus vào trong cơ thể, lúc này nó sẽ được xem là kháng nguyên và buộc cơ thể phải sản sinh kháng thể để chống lại nó, từ đó bảo vệ cho cơ thể khỏi bệnh tật.

Từ đó, ta có thể hiểu kháng nguyên chính là thứ khiến hệ miễn dịch phải hình thành kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên và giúp cơ thể chống lại các virus, mầm bệnh. Đồng thời, sau khi khỏi bệnh, hệ miễn dịch sẽ tự động lưu thông tin về virus để đối phó với chúng nếu virus đó tấn công cơ thể vào những lần sau.

Xem thêm:  Cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc cho bé ở tuần tuổi 18?

Các xét nghiệm kháng nguyên Covid-19

Test nhanh

Test nhanh cho kết quả sớm, tiện lợi và dễ thực hiệnTest nhanh cho kết quả sớm, tiện lợi và dễ thực hiện

Test nhanh là cách sử dụng mẫu dịch tỵ hầu (dịch mũi), dịch họng hay dịch nước bọt để phát hiện sự tồn tại của kháng nguyên virus SARS-CoV-2. Ưu điểm của cách xét nghiệm này đó là rất tiện lợi, dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, đồng thời ít tốn kém và trả kết quả trong thời gian tương đối nhanh (thường khoảng 15 – 30 phút).

Tuy nhiên, hạn chế của việc test nhanh đó là khả năng phát hiện ca nhiễm kém hơn so với cách xét nghiệm PCR, khiến cho kết quả âm hoặc dương tính có thể không đủ chính xác, vì vậy không được các bệnh viện sử dụng làm bằng chứng để kết thúc cách ly.

Test PCR

Test PCR có độ nhạy và đặc hiệu cao, cho kết quả chính xácTest PCR có độ nhạy và đặc hiệu cao, cho kết quả chính xác

Kỹ thuật Real-time PCR tuy cũng sử dụng dịch mũi họng hoặc dịch của các vùng khác thuộc đường hô hấp để xét nghiệm, thế nhưng nhờ cơ chế tìm ra kháng nguyên là đoạn gen RNA của virus, độ đặc hiệu của kỹ thuật là 100% và độ nhạy với virus có thể lên đến 99%, giúp cho người thực hiện xét nghiệm an tâm vì sự chính xác của kết quả.

Đồng thời, kỹ thuật RT-PCR còn giúp chẩn đoán chính xác mức kháng nguyên trong cơ thể cũng như độ lây nhiễm bệnh của người dương tính với virus. Hạn chế duy nhất của kỹ thuật này đó là thời gian trả kết quả khá lâu, thường phải đợi khoảng 4 – 6 tiếng.

Xem thêm:  Đậu bắp có tốt cho phụ nữ mang thai không, nên ăn bao nhiêu là đủ?

Các xét nghiệm kháng thể Covid-19

Các xét nghiệm kháng thể Covid-19 hiện nayCác xét nghiệm kháng thể Covid-19 hiện nay

Xét nghiệm kháng thể là phương thức giúp xác định protein IgM và IgG tồn tại trong máu, do cơ thể sản xuất ra nhằm chống lại các virus gây bệnh. Hiện tại, có 2 kỹ thuật hiện nay thường được sử dụng để xét nghiệm kháng thể Covid-19:

  • Kỹ thuật ELISA: Giúp xác định chính xác lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu, thời gian trả kết quả xét nghiệm trong khoảng 1 – 5 giờ.

  • Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (test nhanh): Giúp tìm ra sự tồn tại của kháng thể nhờ vào việc định tính kháng thể, thời gian trả kết quả nhanh, chỉ trong 15 -20 phút, tuy nhiên kết quả có thể không chính xác vì tùy vào thời điểm xét nghiệm mà lượng kháng thể được sản sinh ra không hoàn toàn giống nhau.

Trên đây là chi tiết thông tin về 2 phương thức xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể Covid-19. Hy vọng với bài viết này của XepHang, bạn đã phân biệt được 2 loại xét nghiệm này để có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân trong các trường hợp cần thiết nhé!

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine Covid-19

  • Virus Covid-19 sống trong không khí, trên bề mặt bao lâu?

  • Mua ngay khẩu trang tại XepHang để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch nhé

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *