Cỏ nhọ nồi là cây gì? Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Cỏ nhọ nồi là cây gì? Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng cỏ nhọ nồi sẽ được XepHang giới thiệu qua bài viết sau. Cùng tìm hiểu nhé!

Cỏ nhọ nồi là thảo dược quen thuộc thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian của người Việt. Vậy cỏ nhọ nồi là cây gì, có đặc điểm, công dụng ra sao với sức khỏe con người?

Bài viết này của XepHang sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây cỏ nhọ nồi và những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này khi chữa bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về cây cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là cây gì?

Cỏ nhọ nồi là một loài thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae, cây còn có nhiều tên gọi khác như cỏ mực, hủy hạn liên, bạch hoa thảo, hàn liên thảo, mặc hán liên,…và có tên khoa học là Eclipta prostrata L.

Đặc điểm của cây nhọ nồi

Bạn có thể bắt gặp cây nhọ nồi mọc hoang nhiều ở ven đường, cánh đồng hoặc trong vườn nhà. Cây chủ yếu mọc ở những nơi đất ẩm ướt, phân bố nhiều tại các quốc gia như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Brazil và Việt Nam.

Cỏ nhọ nồi thuộc cây thân thảo, có thể mọc cao lên đến 80cm, bên ngoài thân màu đỏ tía hoặc lục và có nhiều lông cứng. Lá của cây thì mọc đối xứng nhau, bên ngoài mép lá có răng cưa và trên bề mặt cũng được bao phủ bởi một lớp lông.

Xem thêm:  Bà bầu có ăn hạt hạnh nhân được không?

Cây có mọc hoa thành cụm, cánh hoa nhỏ màu trắng giống hoa hướng dương với đường kính từ 6-8mm.

Tìm hiểu về cây cỏ nhọ nồiTìm hiểu về cây cỏ nhọ nồi

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận của cây nhọ nồi đều có thể tận dụng để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Bạn có thể dùng cây tươi làm thuốc hoặc phơi khô dùng dần. Sau khi thu hái cây nhọ nồi từ môi trường tự nhiên thì bạn rửa sạch sẽ, đem đi phơi dưới ánh nắng hoặc sấy khô để dành.

Sau khi sấy khô thì bạn cũng nên bảo quản trong túi bóng kín ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt gây mốc hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.

Công dụng của cây nhọ nồi

Trong Đông y

Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi có vị ngọt, hơi chua, tính hàn nên có tác dụng cầm máu tốt, thanh nhiệt và giải độc gan thận, mát huyết.

Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia, cây nhọ nồi còn được dùng để bồi bổ cơ thể, chữa bệnh vàng da, chữa đau lưng, đau răng, khó tiêu, choáng váng, mụn nhọt, sốt xuất huyết,…và một số bệnh lý khác.

Công dụng của cây nhọ nồi trong đông yCông dụng của cây nhọ nồi trong đông y

Trong Tây y

Trong cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Polypeptide, Coumestans, Thiophene, Flavonoid, Polyacetylenes, Steroid, Triterpen, Tanin,…những hoạt chất này được nghiên cứu cho thấy tốt cho sức khỏe ở nhiều mặt như:

  • Kháng khuẩn, chống viêm: Cây nhọ nồi có thể chữa bệnh lây nhiễm khuẩn ngoài da nhờ tác dụng tiêu diệt được một số vi khuẩn như amip, bacillus diphtheria, tụ cầu khuẩn.
  • Cầm máu: Nhờ hoạt chất tanin có khả năng đông máu, cầm máu hiệu quả.
  • Dưỡng da, tóc: Những hoạt chất trong cỏ nhọ nồi có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến da đầu, nhờ vậy tóc được chắc khỏe, mềm mịn.
  • Ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch: Hoạt chất trong cỏ nhọ nồi kích hoạt tế bào lympho T ức chế tế bào ung thư dạ dày.
Xem thêm:  Nguyên nhân mẹ bỉm vẫn tăng cân vù vù dù không có thời gian nghỉ ngơi

Công dụng của cây nhọ nồi trong tây yCông dụng của cây nhọ nồi trong tây y

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ nhọ nồi

Tuy cỏ nhọ nồi có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Lưu ý tránh dùng quá liều hoặc dùng quá ít thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
  • Không nên dùng vật dụng bằng chất liệu kim loại để sắc thuốc mà ưu tiên dùng nồi đất, sứ.
  • Các thành phần, hoạt chất trong thuốc có thể tương tác với một số thực phẩm, loại thuốc khá mà bạn nên lưu ý.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em cần có sự tư vấn từ chuyên gia về liều dùng, cách sử dụng.
  • Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh nên đến các trung tâm y học cổ truyền để thăm khám và nhận sự chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ nhọ nồiNhững lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ nhọ nồi

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây nhọ nồi được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích!

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu VietFarm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *