Cảnh báo nguy hiểm trào lưu dán băng keo lên miệng khi ngủ gây khó thở

Trào lưu dán băng keo lên miệng khi ngủ đang nổi trên Tiktok, không chỉ thu hút người xem mà còn làm mọi người bắt chước làm theo rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay.

Tiktok là mạng xã hội có hàng tỉ người dùng trên toàn thế giới. Cũng chính vì thế mà bất cứ trào lưu nào nổi lên từ mạng xã hội này cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng, đặc biệt là những trào lưu thử thách để câu view mà không biết tới những vấn đề ảnh hưởng xung quanh.

Tìm hiểu ngay trào lưu dán băng keo lên miệng khi ngủ cực nguy hiểm trên Tiktok và những cảnh báo từ chuyên gia qua bài viết sau.

Trào lưu dán băng keo lên miệng khi ngủ trên Tiktok

Mới đây, mạng xã hội lan truyền trào lưu dán băng dính lên miệng để ngủ ngon và hạn chế ngáy khi ngủ. Trào lưu này được cho là bắt nguồn từ Tiktoker Cory Rodriguez.

Anh ta dùng băng dính hoặc gạc y tế để dán lên môi mình trước khi ngủ, với lời giải thích rằng phương pháp này có lợi cho đường hô hấp, giúp ngủ ngon, đỡ khô miệng và hạn chế ngáy.

Người khởi xướng trào lưu dán băng dính khi ngủNgười khởi xướng trào lưu dán băng dính khi ngủ

Nhiều Tiktoker khác đã thực hiện hành động tương tự và giải thích rằng, việc dán băng keo lên miệng như vậy giúp ngăn cổ họng bị khô, thậm chí tránh được chứng ngưng thở khi ngủ. Hashtag #mouthtaping (dán miệng) đã thu hút tới 26 triệu lượt xem trên nền tảng này.

Xem thêm:  Phòng xông hơi hồng ngoại là gì? Lợi ích của phòng xông hơi hồng ngoại

Kênh Tiktok khác là @MoveWithJames cũng khuyến khích hành động này trong đoạn video 3,1 triệu lượt xem rằng anh đã thực hiện nó 2 năm về trước. Nó giúp anh ít ngáy hơn, giảm đau hàm, đau cổ họng và ngon giấc.

Tuy nhiên, trào lưu này đang vấp phải ý kiến trái chiều vì những nguy hại sức khỏe tiềm ẩn mà bạn cần phải biết.

Chuyên gia cảnh báo trào lưu dán băng keo lên miệng khi ngủ gây khó thở

Tiến sĩ David Culpepper, bác sĩ đa khoa ở Lexington (bang Kentucky, Mỹ) phát biểu rằng xu hướng này rất nguy hiểm vì nó liên quan tới vấn đề sức khỏe. Bạn có thể tưởng tượng được hậu quả của việc cố tình làm tắc nghẽn đường hô hấp khi đang ngủ không?

Bác sĩ Culpepper cũng nói rằng, nếu khoang mũi tắc nghẽn ban đêm do cảm lạnh hoặc dị ứng, bạn có thể bị ngạt thở do thiếu không khí.

Bác sĩ trực tuyến Kathryn Boling, hiện đang làm làm việc với Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore (Mỹ) cho rằng ý tưởng này quá khủng khiếp vì dán băng dính ở miệng lúc ngủ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nôn mửa khi thức dậy.

Bạn có thể bị ngạt thở do thiếu không khí khi làm theo trào lưu nàyBạn có thể bị ngạt thở do thiếu không khí khi làm theo trào lưu này

Tại Việt Nam, BS Vũ Đại Dương (TPHCM) đưa thông tin: Trên thực tế, kỹ thuật dán băng kín miệng có tên Buteyko phát minh vào năm 1950 bởi bác sĩ người Liên Xô. Nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật là khi đường thở ở mũi có vấn đề thì chúng ta sẽ thở bằng miệng. Vì vậy khi miệng bị bịt kín thì mũi bắt buộc tự thích nghi và giúp bạn thở đều lại.

Xem thêm:  Sữa chống loãng xương cần chất gì? Cách chọn sữa cho người loãng xương

Bác sĩ Dương cho rằng kỹ thuật này có nhiều mặt trái bởi việc làm này có thể khiến bạn bị sặc, hóc, buồn nôn thậm chí ngưng thở khi ngủ chứ không phải ngăn tình trạng này. Nguyên nhân là băng dính khiến không khí đi vào cơ thể bị hạn chế, có thể ảnh hưởng tới niêm mạc môi nếu bạn thường xuyên thực hiện.

GS Nirmal Kumar (một bác sĩ tai mũi họng và chủ tịch của tổ chức y tế Anh ENT UK) cũng cho rằng kỹ thuật Buteyko không nên được khuyến khích sử dụng vì gây hại cho sức khỏe. Ông cũng cho biết thêm kỹ thuật đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ nhỏ làm theo.

Kỹ thuật Buteyko không nên được khuyến khích sử dụng vì gây hại cho sức khỏeKỹ thuật Buteyko không nên được khuyến khích sử dụng vì gây hại cho sức khỏe

Nirmal Kumar phát biểu rằng trẻ có thể dùng miếng dán miệng khi đủ 5 tuổi nhưng không được dán trực tiếp lên môi. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị ốm thường xuyên, khó thở hơn nếu chỉ thở bằng đường mũi.

Nếu bạn bị khó ngủ, chuyên gia giấc ngủ Verena Senn (người Anh) tư vấn rằng có nhiều cách giúp bạn ngủ sâu hơn mà không cần dùng thuốc hoặc những phương pháp nguy hiểm như trên.

Bạn có thể đọc sách ở điều kiện ánh sáng vừa phải, để nhiệt độ phòng khoảng 19 độ C, ăn những món nhẹ trước khi ngủ như quả kiwi hoặc các loại hạt để hormone gây buồn ngủ melatonin được sản sinh giúp dễ ngủ hơn.

Xem thêm:  6 bí quyết giúp đặt tên con sinh đôi hay, nhiều hàm ý tốt đẹp nhất

Bạn cũng có thể tìm tới các liệu pháp thiền định, yoga để tìm được cảm giác thư giãn. Thiền có tác động tích cực tới giấc ngủ, làm giảm nhịp tim, giãn tâm trí và cơ thể.

Một số việc làm giúp bạn dễ ngủ hơnMột số việc làm giúp bạn dễ ngủ hơn

Không phải trào lưu nào cũng nên được hưởng ứng và làm theo, đặc biệt khi liên quan tới vấn đề sức khỏe. Bạn cần tỉnh táo trước bất cứ hiện tượng, trào lưu nào để không gặp những sự cố đáng tiếc trong cuộc sống nhé.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống, báo Tổ quốc

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *