5 loại sinh tố nhuận tràng cực hiệu quả cho người táo bón ‘lâu ngày’

Theo dõi bài viết dưới đây để cùng XepHang tìm hiểu về 5 loại sinh tố nhuận tràng cực hiệu quả cho người táo bón “lâu ngày”.

Táo bón rất dễ chữa trị nhưng nếu xem nhẹ hay bỏ qua lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề khác, có rất nhiều cách chữa trị táo bón hiệu quả tại nhà, hôm nay XepHang sẽ giới thiệu cho bạn 5 loại sinh tố giúp chữa trị táo bón cực dễ dàng và hiệu quả nhé!

Sinh tố dưa lưới và dứa

Dứa là thực phẩm chứa nhiều enzyme bromelain, nếu được ăn cùng bữa ăn sẽ kích thích tiêu hóa, giảm các triệu chứng như liên quan đến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu khi ăn quá nhiều. Chất xơ trong dứa cũng hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, bài tiết trơn tru đều đặn hơn.

Bên cạnh đó dưa lưới còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng nước và chất xơ của dưa lưới. Nó cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón. Ăn dưa lưới có thể giúp điều hòa nhu động ruột, đồng thời làm mát dạ dày của bạn.

Sinh tố dưa lưới và dứaSinh tố dưa lưới và dứa

Nguyên liệu

  • Dưa lưới 200g
  • Dứa 100g
  • Mật ong 15ml

Cách làm

Bước 1 Dưa lưới gọt sạch vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ để sẵn. Dứa gọt bỏ vỏ và mắt sau đó thái miếng nhỏ.

Bước 2 Cho cả hai loại quả vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước và rót ra ly.

Bước 3 Cho mật ong đã chuẩn bị sẵn vào cốc sinh tố, khuấy tan và uống. (Có thể cho thêm đá để ngon hơn).

Lưu ý
Đối với dứa
: Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Đối với dưa lưới:
Người bị viêm ruột mãn tính, bệnh gan và thận, Phụ nữ sau sinh trong tháng, Người đang bị cảm sốt không nên dùng.

Xem thêm:  Tìm hiểu người bị tiểu đường ăn ổi được không?

Không nên uống sinh tố vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa và dưa lưới, tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…

Sinh tố thanh long và táo

Theo thông tin trên báo Thanh niên, thanh long có hàm lượng chất xơ đáng kể. Điều này có nghĩa là nó có thể cải thiện hoạt động đường ruột bằng cách giúp cho thức ăn đi qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón và hội chứng ruột kích thích.

Táo có nhiều vitamin các loại như A, C, B9 và khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, chúng còn chứa chất xơ hòa tan. Do vậy, táo giúp bổ sung dưỡng chất, cân bằng đường ruột. Táo còn hỗ trợ tiêu hóa trong các trường hợp viêm dạ dày hay tiêu chảy, táo bón.

Sinh tố thanh long và táoSinh tố thanh long và táo

Nguyên liệu

  • 1 quả thanh long
  • ¼ quả táo
  • Đường 5g
  • Phô mai 100g

Cách làm

Bước 1 Thanh long gọt bỏ vỏ, thái lát nhỏ. Táo rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt lát mỏng.

Bước 2 Cho cả thanh long và táo cùng phô mai vào máy sinh tố và xay nhuyễn.

Bước 3 Rót sinh tố ra cốc, thêm đường, thêm đá tùy thích và thưởng thức.

Lưu ý
Đối với thanh long
: người bị tiêu chảy, người bị bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai không nên ăn thanh long. Không dùng thanh long chung với sữa bò.

Đối với táo
: Không nên lạm dụng táo nếu không sẽ dễ dẫn đến những hậu quả như: tăng đường huyết, tăng cân, ảnh hưởng đến tim mạch,…

Dừng uống sinh tố ngay nếu bị dị ứng hoặc tiêu chảy, nôn mửa,…

Sinh tố quýt và xoài

Chất xơ trong quýt di chuyển qua đường tiêu hóa mà không bị hòa tan, kích thích trực tràng, chống táo bón. Ngoài ngăn ngừa táo bón táo còn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, loét dạ dày và viêm túi thừa, một tình trạng gây viêm đường tiêu hóa.

Xem thêm:  100g mì gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn mì gạo lứt có béo (mập) không?

Xoài chứa các enzyme bẻ gãy các protein hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, xoài còn chống lại nồng độ axit và làm xoa dịu bao tử. Vì lượng chất xơ có trong xoài rất cao nên nó có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh táo bón.

Sinh tố quýt và xoàiSinh tố quýt và xoài

Nguyên liệu

  • 1 quả quýt
  • 1 quả xoài
  • 30ml mật ong

Cách làm

Bước 1 Xoài rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt thành hạt lựu to. Quýt lột bỏ vỏ, bỏ hạt, tách múi ra.

Bước 2 Cho xoài và quýt vào máy xay sinh tố thêm 50g đá nhỏ vào xay nhuyễn.

Bước 3 Rót sinh tố ra ly, thêm mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý
Những ai bị viêm loét dạ dày, bệnh thận, bệnh phổi không nên sử dụng. Không nên uống khi đói.

Sinh tố ớt chuông xanh, cà chua, măng tây

Lượng chất xơ có trong ớt chuông dồi dào thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, bảo vệ ruột khỏi những vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, qua đó điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón.

Ăn cà chua giúp kích thích nhu động ruột, kích thích hệ cơ trơn tiêu hóa làm tăng lưu thông hơi và dịch tiêu hóa ở khu vực đại tràng, ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ phòng chống ung thư đại – trực tràng – hậu môn.

Măng tây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và có đặc tính nhuận tràng giúp ruột hoạt động trơn tru, tránh đầy hơi, táo bón và giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Sinh tố ớt chuông, cà chua, măng tâySinh tố ớt chuông, cà chua, măng tây

Nguyên liệu

  • Cà chua 2 quả
  • Măng tây 5 cây
  • Ớt chuông xanh 1 quả
  • ¼ cốc đá

Cách làm

Bước 1 Đem ba loại cà chua, măng tây, ớt chuông rửa sạch. Cà chua bỏ cuống, bỏ hạt. Ớt chuông bỏ hạt cắt nhỏ.

Bước 2 Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay.

Xem thêm:  Cách chọn đồ chơi cho trẻ dưới 1 tuổi giúp con kích thích trí thông minh

Bước 3 Xay xong cho ra ly, thêm tí đá vào và thưởng thức.

Lưu ý
Đối với những người bị bệnh gút hay phù nề, những người đang uống thuốc ngừa huyết áp cao không nên sử dụng vì trong nguyên liệu có măng tây.

Không nên dùng nếu dị ứng với một trong những loại như cà chua, măng tây hay ớt chuông. Không uống khi đói.

Sinh tố cà rốt, củ cải và táo

Chất pectin trong cà rốt được giải phóng khi chúng ta xay nhuyễn và khi ăn vào cơ thể giúp hút hết các chất độc trong lòng ruột, làm cho phân đặc lại và đào thải ra ngoài. Như vậy sẽ giúp chữa bệnh rối loạn tiêu hóa.

Trong củ cải đường có rất nhiều hợp chất có lợi cho đường tiêu hóa. Chất xơ có trong củ cải giúp cho đường ruột hoạt động trơn tru, tiêu hóa thức ăn tốt và làm mềm các chất thải để tránh tình trạng táo bón.

Sinh tố cà rốt, củ cải, táoSinh tố cà rốt, củ cải, táo

Nguyên liệu

  • Cà rốt 10 – 12 củ
  • Củ cải đỏ 1 củ
  • Táo xanh 2 quả
  • Rau chân vịt 2 lá
  • Hành tây 2 củ

Cách làm

Bước 1 Đem cà rốt, củ cải đỏ, táo xanh, hành tây rửa sạch, bỏ vỏ và cắt nhỏ. Rau chân vịt cũng đem rửa sạch và cắt thành khúc.

Bước 2 Sau đó, cho các nguyên liệu vào máy ép để ép lấy nước.

Bước 3 Đổ nước ép ra cốc, thêm đá và uống.

Lưu ý
Những ai bị sỏi thận có thể loại rau chân vịt ra khỏi nguyên liệu chuẩn bị. Những người bị lở, ngứa ngoài da, có bệnh về mắt, bệnh về dạ dày, viêm phổi không nên dùng hành tây.

Dừng sử dụng ngay nếu gặp dị ứng cũng như nôn mửa hay đau bụng. Không uống khi còn đói.

Hy vọng với những chia sẻ trên của XepHang sẽ giúp bạn có thêm nhiều phương pháp chữa trị táo bón hữu ích tại nhà nhé. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *