Vì sao bạn giặt quần áo kém sạch, mau hư vải?

Chính thói quen giặt giũ của bạn như: ngâm đồ quá lâu trước khi giặt, giặt với lượng bột giặt quá nhiều, phơi phóng không đúng cách… khiến quần áo dù giặt kỹ vẫn không sạch, lại mau hư mòn sợi vải…

Ngâm quần áo quá lâu trước khi giặt

Bạn có biết, thời gian ngâm quần áo trước khi giặt lý tưởng nhất chỉ cần 30 phút, bằng đó là đủ để mồ hôi và vết bẩn trong quần áo được “làm mềm” và hòa tan vào trong nước, giúp quần áo dễ làm sạch.

Nếu bạn nghĩ rằng ngâm càng lâu, quần áo sẽ càng dễ làm sạch thì sai lầm nhé! Ngược lại với suy nghĩ đó, khi ngâm quá lâu, chất bẩn hòa tan trong nước sẽ bị các sợi vải hấp thu ngược trở lại và càng khó làm sạch hơn. Như thế là việc ngâm giặt thành công cốc nhé.

Quần áo chỉ cần ngâm khoảng 30 phút trước khi giặt là đủ

Quần áo chỉ cần ngâm khoảng 30 phút trước khi giặt là đủ

Cho thật nhiều bột giặt

Bạn nghĩ càng nhiều bột giặt thì khả năng giặt tẩy càng mạnh, quần áo càng dễ làm sạch? Sai nhé!

– Bột giặt hay nước giặt phát huy khả năng hoạt động bề mặt cao nhất khi được hòa tan với nước ở 1 lượng nhất định. Nồng độ quá cao ngược lại sẽ khiến khả năng tẩy bẩn suy giảm.

– Dùng lượng bột giặt quá nhiều khiến bạn tốn nhiều công sức và nước nhiều hơn để giũ sạch xà phòng trên quần áo. Nếu không được làm sạch xà phòng, chúng sẽ đóng cặn lại trên quần áo và khiến sợi vải nhanh chóng bị phai màu cũng như bị ăn mòn.

Xem thêm:  Bí quyết dùng gừng và chanh giúp tóc mọc mỗi ngày cực nhanh

Vừa kém hiệu quả lại tốn công sức, thời gian và cả hao phí nước, bột giặt. Chắc hẳn đó là điều bạn không mong muốn.

Không phải cứ cho thật nhiều bột giặt quần áo sẽ càng sạch!

Không phải cứ cho thật nhiều bột giặt quần áo sẽ càng sạch!

Ưa giặt quần áo bằng nước nóng

Nước nóng đúng là sẽ có hiệu quả làm mềm và sạch nhanh hơn quần áo cáu bẩn do bùn đất.

Nhưng nếu bạn dùng nước nóng giặt quần áo dính nhiều mồ hôi thì thành phần protein trong mồ hôi gặp nước nóng sẽ kết tủa trên quần áo, khi phơi dưới ánh nắng mặt trời dễ làm quần áo bị ố vàng.

Giặt bằng nước nóng không hẳn là tốt trong mọi trường hợp

Giặt bằng nước nóng không hẳn là tốt trong mọi trường hợp

“Ủ” quần áo quá lâu sau khi giặt

Có đôi khi là quên, nhưng nhiều bạn “sâu lười” mắc thói quen quẳng quần áo vào cho máy giặt “lo” rồi chờ đó đến khi nào nhớ hoặc đủ siêng thì mới đem phơi.

Trong điều khiển ẩm ướt đó thì vi khuẩn và nấm mốc sẽ có điều kiện sinh sôi trên quần áo, nó không chỉ khiến quần áo sau khi phơi có mùi hôi mà còn làm mục sợi vải, tệ hơn là còn gây bệnh trên da (nhất là với da nhạy cảm).

Quần áo mau hư hại vì được

Quần áo mau hư hại vì được “ủ” quá lâu sau khi giặt

Phơi sao cũng được, miễn quần áo khô!

Bạn có biết, nếu quần áo mất quá nhiều thời gian để phơi khô thì vi khuẩn và nấm mốc cũng được đà phát triển trên đó! Vì vậy:

Xem thêm:  Cách làm trắng da tay trong 1 tuần tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên

– Hãy phơi quần áo dưới ánh nắng và gió mặt trời.

– Trong điều kiện mưa bão, hãy chuẩn bị 1 chỗ phơi thông thoáng và sạch sẽ trong nhà dự phòng, đừng “gom tụ” quần áo lại và chờ nắng mới đem phơi tiếp.

– Tránh phơi quần áo buổi đêm, vì buổi đêm thường tăng độ ẩm. Và nếu quần áo của bạn có được làm khô bởi gió trời thì chúng vẫn bị mùi hôi, dễ gây các bệnh về da như nấm, hắc lào…

– Nên phơi riêng mỗi chiếc quần áo vào 1 móc đồ, trải rộng bề mặt quần áo và dùng kẹp kẹp lại để chúng được làm khô nhanh hơn.

Quần áo cần ánh nắng mặt trời để thật khô, thật sạch

Quần áo cần ánh nắng mặt trời để thật khô, thật sạch

Những lỗi có thể nhỏ, nhưng lại không hiếm gặp khiến quần áo của bạn kém bền, giặt không sạch… Nếu phát hiện mình cũng “dính” trường hợp nào thì sửa ngay thôi nhé!

Xem thêm: Những lỗi cần tránh khi sử dụng bột giặt

Trang tham khảo thông tin: jpcleaning.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *