Tranh chấp đất đai và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Những vấn đề về tranh chấp đất đai và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đang khiến bạn rối bời. Cùng tìm câu trả lời nhé!

Tranh chấp đất đai là một vấn đề rất không mong muốn của người sở hữu đất. Bởi lẽ, nó sẽ gây ra nhiều phiền phức, và bạn phải mất khá nhiều thời gian để làm các thủ tục tranh chấp. Hiểu được những điều này, XepHang https://www.bachhoaxanh.com/ sẽ giới thiệu ngắn gọn, chi tiết tiết, và cô đọng nhất những thông tin mà bạn cần nắm khi cần giải quyết việc tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay thậm chí là xung đột của các bên. Các mâu thuẫn này xuất phát từ lợi ích, nghĩa vụ, quyền của các chủ thể vào quan hệ pháp luật đối với đất đai.

Chủ thể có thể tham gia vào tranh chấp đất đai là các chủ thể quản lý, sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai. Tranh chấp gắn liền với quá trình sử dụng đất nên ảnh hưởng trực tiếp đến các bên tham gia và cả Nhà nước. Sỡ dĩ, nếu một mảnh đất xảy ra tranh chấp, thì một bên không thực hiện được quyền của mình dẫn đến ảnh hưởng để các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Tranh chấp đất đaiTranh chấp đất đai

Nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp đất đai là do sau Cách mạng tháng 8 và sau 1953, Nhà nước cùng Đảng tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất. Miền Bắc năm 1960, thông qua hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, sở hữu tập thể. Nên tình hình sử dụng đất ổn định.

Riêng với miền Nam, năm 1845 – 1954, Chính phủ tiến hành chia đất 2 lần cho nông dân. Nhưng đến cuối năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn lúc bấy giờ tiến hành xóa bỏ thành quả cách mạng nên thực hiện cải cách điền địa, gây ra những xáo trộn về điền địa. Hơn nữa, sau năm 1975, Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, sử dụng đất xây nông trường, trang trại,… Một lần nữa ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người dân.

Tuy nhiên, theo điều 53 Hiến pháp 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. Vậy cho nên những ảnh hưởng của chế độ xưa dẫn đến một số mâu thuẫn về quyền sử dụng đất đai.

Các cách giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai

Loại hình hòa giải tranh chấp đất đai: Có hai loại hình hòa giải tranh chấp đất đai là hòa giải tự nguyện và hòa giải bắt buộc.

Hòa giải tự nguyện (được Nhà nước khuyến khích)

Nếu giữa các bên có dẫn đến tranh chấp đất đai thì có thể tự hòa giải để giải quyết. Hoặc có thể giải quyết thông qua hòa giải cơ sở. Đây là loại hình được Nhà nước khuyến khích nhất.

Hòa giải bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp

Hòa giải bắt buộc là trong trường hợp tranh chấp đất đai nộp đơn khởi kiện và được Tòa án mời hòa giải. Trong trường hợp này, các cá nhân có tranh chấp sẽ tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn có đất tranh chấp.

Xem thêm:  Uống nước chanh giải rượu thực sự có hiệu quả?

Hòa giải tranh chấp đất đaiHòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP), thủ tục hòa giải được tiến hành như sau:

Bước 1: Nộp đơn

Một hoặc các bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Bước 2: Tiếp nhận đơn

UBND xã, phường, thị trấn tiến hành nhận đơn hòa giải tranh chấp đất đai và tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin cần thiết. Sau đó tiến hành xác minh những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, thu thập giấy tờ và các tài liệu liên quan.

Đại diện UBND sẽ thành lập hội đồng hòa giải và tiến hành giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Bước 3: Giải quyết

Hội đồng hòa giải sẽ tiến hành hòa giải giữa các bên để đưa ra quyết định sau cùng. Trường hợp hòa giải thành công và có thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì biên bản hòa giải sẽ được gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để được công nhận thay đổi ranh giới thửa đất, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp một bên không đồng ý với kết quả hòa giải có thể gửi đơn kiện lên Tòa án để được giải quyết.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đaiThủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được chia thành 2 hình thức. Đối với trường hợp tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ thì các thủ tục cũng sẽ có đôi nét khác biệt với khi không có Sổ đỏ.

Tranh chấp đất đai và cách giải quyết.Tranh chấp đất đai và cách giải quyết.

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai có Sổ đỏ

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp có Sổ đỏ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu tại đây
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
  • Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đaiMẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

Khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, người khởi kiện sẽ nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp. Hình thức nộp có thể lựa chọn:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Xem thêm:  Ý nghĩa của cây đào phong thủy, cách đặt cây đào mang nhiều tài lộc

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết

Trường hợp nếu hồ sơ của bạn chưa đủ thông tin, Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần thiết. Bạn sẽ chuẩn bị và bổ sung lại.

Nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì Tòa án sẽ thông báo nộp tạm ứng phí, người khởi kiện sẽ nộp tại cơ quan thuế sau đó nộp lại biên lai tại Tòa. Tòa sẽ thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét xử.

Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

Thời hạn là 4 tháng để xét xử vụ việc. Đối với các trường hợp phức tạp gia hạn không quá 2 tháng. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu hòa giải không thành thì sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án sơ thẩm nếu các bên có tranh chấp thì có thể kháng cáo hoặc không sẽ đồng ý với bản án. Nếu kháng cáo thì cần phải có căn cứ nếu không sẽ bất lợi cho bên kháng cáo.

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ

Đới với tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ, người tranh chấp có thể yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa Án.

Cách 1: Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Trường hợp 1: Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Trường hợp 2: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp và muốn được giải quyết thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với giấy tờ như sau:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại đây;
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đại diện hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND huyện.

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đaiĐơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, thì trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, thì cá nhân sẽ được nhận thông tin bổ sung từ cơ quan tiếp nhận. Cá nhân sẽ bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan tham mưu giải quyết hồ sơ có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc và tổ chức hòa giải giữa các bên. Có thể tổ chức các cuộc họp giữa các ban có liên quan với ban, ngành để giải quyết tranh chấp. Sau đó hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND để ban hành quyết định giải quyết.

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết

Xem thêm:  Đồ gia dụng thông minh trong nhà bếp mà các mẹ cần phải có

Sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành cho các bên tranh chấp. Nếu đồng ý kết quả thì kết thúc tranh chấp. Nếu chưa thì có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành.

Hoặc cũng có thể khởi kiện lên Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính – quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Thời hạn giải quyết của hồ sơ của Chủ tịch UBND cấp huyện là không quá 45 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì được tăng thêm 10 ngày.

Cơ quan tham mưu đi tìm hiểu để giải quyết tranh chấpCơ quan tham mưu đi tìm hiểu để giải quyết tranh chấp

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp và muốn được giải quyết thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với giấy tờ như sau:

Sau khi có đầy đủ hồ sơ, cá nhân sẽ tiến hành hộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh nơi đất đai xảy ra tranh chấp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ, trong vòng không quá 3 ngày. Cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ thông tin. Nếu đầy đủ sẽ tiến hành trình Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết.

Bước 3: Thủ tục giải quyết

Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi nhận được những kết quả của cơ quan tham mưu, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp. Hoặc quyết định hòa giải cho các bên tranh chấp.

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành kết quả giải quyết

Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết hoặc quyết định công nhận hòa giải thành công cho các bên tranh chấp. Nếu các bên đồng ý thì kết thúc tranh chấp, hoặc nếu không thì khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường hoặc Tòa án theo quy định về tố tụng hành chính đối với hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh/ thành.

Thời hạn để UBND cấp tỉnh/ thành giải quyết là không quá 60 ngày. Nếu là tranh chấp ở các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,… thì thêm 10 ngày.

Tranh chấp đất đai - điều không ai muốnTranh chấp đất đai – điều không ai muốn

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Trường hợp khởi kiện tại Tòa án nhân thì giống với trường hợp tranh chấp đất đai nộp hồ sơ tại tòa trong mục Tranh chấp đất đai có Sổ đỏ nêu trên.

Bài viết hi vọng đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu còn thắc mắc bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới nhé!

>> Những điều kiện để được tách thửa đất thổ cư? Thủ tục tách thửa đất cho con

>> Chi tiết thủ tục công chứng mua bán đất

>> Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *